Viêm cột sống dính khớp bệnh học: Triệu chứng và biểu hiện

Viêm cột sống dính khớp bệnh học nghĩa là thường lấy dịch trong khớp gối, dịch lỏng và có màu nhạt, trong đó lượng Mucin giảm, tổng lượng tế bào tăng lên, nhất là đa nhân trung tính, dịch bên trong khớp chỉ biểu hiện bị viêm chứ không đặc hiệu.

Xem thêm: 

Đại cương viêm cột sống dính khớp bệnh học

Định nghĩa

Viêm cột sống dính khớp là một loại bệnh viêm khớp ở dạng mãn tính, chưa phát hiện được rõ nguyên nhân, bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi, nhất là nam giới. Bệnh gây ra những thương tổn ở các khớp gốc chi và cột sống, đồng thời khiến cho bị dính khớp, biến dạng và đôi khi là bị tàn phế.

Dịch tễ học

Gặp ở hầu hết trên thế giới, nhưng tỷ lệ bệnh cùng khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như HLA - B27

Ở Việt Nam: Viêm cột sống dính khớp bệnh học chiếm khoảng 20% số người bị bệnh khớp đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, khoảng 1,5/1000 người đang độ tuổi 16.

Nhất là nam giới đang chiếm khoảng 90-95%, và có độ tuổi dưới 30 chiếm khoảng 80%, 3 - 10% là có tính chất bắt nguồn từ gia đình, người thân.

Triệu chứng lâm sàng

Khởi phát

Những người có độ tuổi mắc bệnh: Trên thế giới khoảng gần 70% trước độ tuổi 30.

Việt Nam: 80% là trước tuổi 30, 60% trước tuổi 20. Đây là con số cao hơn so với nhiều nước khác trên thế giới.

70% phát triển từ từ, 30% bắt đầu đột ngột, 75% bắt đầu phát triển từ khớp háng và 25% bắt đầu từ cột sống.

Dấu hiệu ban đầu cho thấy: Đau vùng hông, đau do bị thần kinh tọa, viêm gân Achile... ở Việt Nam thường bắt đầu bằng viêm ở các khớp, nhất là vùng chi dưới (cổ chân, gối, háng)  và bị đau ở vùng cột sống thắt lưng. Những triệu chứng này thường kéo dài trong rất nhiều năm tháng.

Toàn phát

Người bệnh bị sưng đau nhức, hạn chế vận động nhiều ở khớp, bị teo cơ, biến dạng nhanh. Viêm xương khớp thường có tính chất đối xứng, đau nhiều về ban đêm.

Các khớp ở chi

Vùng háng: Khoảng 90% thường phát triền từ một bên, sau đó lan dần sang cả 2 bên.

Gối: 80% có thể xuất hiện nước.

Khớp cổ chân: 30% có thể không để lại di chứng

Khớp vai: 30% thường là khỏi và cũng không để lại di chứng.

Những khớp khác: Sẽ hiếm gặp hơn như ở khuỷu, ức đòn, cổ tay và cũng không thấy được tổn thương những khớp nhỏ khác ở bàn tay.

Cột sống

Khi bị viêm cột sống dính khớp bệnh học thì phần cột sống thường xuất hiện muộn hơn những khớp khác ở chi

Cột sống thắt lưng: 100% là bị đau liên tục và thường kéo dài âm ỉ, hạn chế khả năng vận động, bị teo cơ cạnh cột sống.

Cột sống lưng: Thường là muộn hơn ở vùng thắt lưng, thường bị đau âm ỉ, hạn chế khả năng vận động, biến dạng lưng hoặc cơ cứng lưng, teo cơ.

Cột sống cổ: Có thể muộn hoặc sớm hơn với những đoạn khác, biến dạng và hạn chế khả năng vận động.

Khớp cùng chậu

Đây là dấu hiệu của bệnh sớm, đặc hiệu (thấy rõ khi chụp bằng Xquang)

Đau vùng cùng chậu và lan dần xuống đùi.

Bị teo cơ mông.

Nghiệm pháp giãn cánh chậu (+)

Những biểu hiện khác

Bị sốt, gầy sút cân.

Mắt: Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mị.

Nước ngoài: Chiếm khoảng 20 - 30% trường hợp.

Việt Nam: Chiếm khoảng 3%.

Tim: Trong đó có khoảng 5% bị rối loạn dẫn truyền, bị hở van động mạch chủ.

Những biểu hiện hiếm gặp khác.

  • Có biểu hiện bị xơ và teo da.
  • Bị xơ phổi.
  • Bị chèn ép rễ thần kinh tủy.
  • Bị thoát vị bẹn và rốn.

Tiến triển

Xu hướng chung: Nặng dần dần và dẫn đến bị dính khớp và có thể bị biến dạng. Nếu như không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải các tình trạng xấu và có khi dẫn tới tàn phế.

Biến chứng: Bị suy hô hấp, tâm phế mạn, bị lao phổi, liệt cả hai chi do chèn ép tủy và rễ thần kinh.

Tiên lượng

Tình trạng xấu: Người trẻ tuổi bị viêm nhiều khớp ngoại vi, sốt gây sút cân nhiều.

Tình trạng tốt: Người bệnh sau khi 30 tuổi, thể cột sống là chính.

50% khả năng tiến triển liên tục, 10% khả năng tiến triển nhanh.

Bệnh viêm cột sống dính khớp bệnh học tuy không gây hại nhiều tới sức khỏe người bệnh nhưng chúng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt, làm việc trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy phát hiện ra bệnh sớm sẽ là cách đẩy lùi bệnh nhanh chóng nhất.